Cách vệ sinh máy sấy quần áo sạch, đơn giản nhất

25/07/2023 Đăng bởi: Nguyễn Thùy Linh

Máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo sau một vài lần sử dụng cần được làm sạch để bảo đảm không nhiễm vi khuẩn, vi trùng. Vậy cách vệ sinh máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo như thế nào? Hãy cùng theo dõi hướng dẫn trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Cách vệ sinh máy sấy quần áo

Tại sao cần vệ sinh máy sấy quần áo?

Máy sấy quần áo hiện nay là một thiết bị được rất nhiều gia đình sử dụng. Máy sấy quần áo dùng để làm khô quần áo một cách nhanh chóng và an toàn, không làm nhàu, làm nhăn hay làm hỏng sợi vải. Thậm chí, một số chiếc máy sấy quần áo còn có các chế độ chăm sóc giúp trang phục của chúng ta luôn thơm tho và bền màu.

Cũng giống như máy giặt, sau một thời gian sử dụng, máy sấy quần áo có thể bị tích tụ các loại vi khuẩn, vi trùng... từ quần áo. Vì vậy, việc vệ sinh máy sấy quần áo định kỳ là rất quan trọng, giúp máy hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ, hạn chế xảy ra hỏng hóc bất ngờ làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của gia đình bạn.

Cách vệ sinh máy sấy quần áo

Chu kì vệ sinh máy sấy quần áo

Chu kỳ vệ sinh, bảo dưỡng máy sấy quần áo thông thường là khoảng 2 - 4 lần mỗi năm, tùy thuộc vào tần suất sử dụng và số lượng quần áo của gia đình bạn để điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên bảo dưỡng máy sấy khi thấy thiết bị có một vài biểu hiện như sau:

  • Thân máy và bảng điều khiển khi hoạt động có mức nhiệt cao hơn bình thường, tiếng động cơ nghe rất ồn.
  • Nắp đậy thông hơi không mở đúng cách.
  • Lỗ thông hơi của máy sấy bám nhiều bụi bẩn, lâu không được làm sạch.
  • Quần áo sau khi sấy rất nóng, có mùi khét.
  • Máy sấy lâu khô hơn, quần áo còn ẩm dù khối lượng quần áo và thời gian cài đặt sấy vẫn như trước.

Rất có thể xơ vải, bụi bẩn tích tụ lâu ngày đã làm tắc ống thông hơi, hạn chế luồng hơi thoát ra ngoài, gây ra những biểu hiện như trên ở máy sấy, cần phải loại bỏ kịp thời để máy trở lại hoạt động bình thường.

Dụng cụ vệ sinh máy sấy quần áo

Một số dụng cụ cần thiết cho việc vệ sinh máy sấy quần áo là: Khăn lau mềm, bàn chải, vòi nước cao áp (nếu có), máy hút bụi (nếu có), giấm ăn, nước muối pha loãng,...

Cách vệ sinh bên ngoài máy sấy quần áo

Cách vệ sinh bên ngoài máy sấy quần áo

Ở bước này bạn chỉ cần sử dụng khăn mềm lau toàn bộ bề mặt phần vỏ, cửa kính của máy sấy quần áo bằng giấm hoặc nước muối pha loãng, sau đó lau lại bằng khăn khô.

Thao tác này bạn có thể làm thường xuyên để vỏ máy luôn mới, giữ được độ sáng bóng, đẹp mắt vốn có.

Vệ sinh bên trong máy sấy quần áo

Vệ sinh lưới lọc

Vệ sinh lưới lọc

Sau một thời gian sử dụng thì trong hộc chứa của lưới lọc tích tụ rất nhiều bụi bẩn, xơ vải, chỉ thừa và cần vệ sinh để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả. Bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Tháo bộ lọc của máy sấy quần áo và đổ bỏ lớp bụi bẩn, xơ vải... bên trong.
  • Dùng khăn ẩm lau sạch bộ lọc một lượt.
  • Dùng máy hút bụi để loại bỏ hoàn toàn các hạt bụi li ti còn sót lại trong bộ lọc. Ngoài ra, bạn có thể rửa qua bộ lọc với nước để làm sạch thật triệt để.
  • Phơi bộ lọc máy sấy quần áo ở nơi có bóng râm, tránh những nơi có nắng chiếu trực tiếp. Việc phơi khô này sẽ giúp bộ lọc bụi không bị mốc hoặc có mùi khó chịu.

 

Làm sạch bộ phận cảm ứng

Với bộ phận này, bạn dùng khăn vải mềm có thấm dung dịch giấm hoặc nước muối pha loãng lau xung quanh bề mặt, rồi lau lại với khăn khô để đảm bảo vệ sinh.

Lưu ý, nhà sản xuất cũng khuyến cáo bạn không nên dùng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh để tránh làm hỏng bộ phận cảm ứng.

 

Vệ sinh ngăn chứa nước và bình ngưng

Vệ sinh ngăn chứa nước và bình ngưng

Công đoạn này dành cho các gia đình hiện đang sử dụng loại máy sấy ngưng tụ. Trước hết, bạn cần kiểm tra và đổ hết nước thừa tích tụ bên trong bình đựng hơi nước (nếu có), để tránh trường hợp nước bị tích tụ quá nhiều, tràn ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng quần áo sấy.

Tiếp theo, bạn mở nắp bình ngưng, sử dụng máy hút bụi để làm sạch nó. Khi thực hiện bước này, bạn lưu ý mang theo găng tay bảo hộ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

 

Vệ sinh hệ thống thông hơi

Vệ sinh hệ thống thông hơi

Hệ thống thông hơi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với máy sấy quần áo thông hơi, vì vậy nên bạn cần chú ý vệ sinh cẩn thận bộ phận này. Ngoài việc bảo dưỡng tổng thể, nhà sản xuất cũng khuyến cáo bạn nên vệ sinh định kỳ ống thông hơi của máy sấy quần áo sau khoảng 20 lần sử dụng.

Đầu tiên, bạn mở hết 4 khóa thông hơi, mở rôn đĩa để lấy bình thông hơi ra ngoài, sau đó dùng vòi xịt áp suất cao vệ sinh sạch bụi bẩn và xơ vải bị kẹt lại trong ống.

 

Vệ sinh lồng sấy

Vệ sinh lồng sấy

Bạn làm ẩm khăn và lau sạch phần lồng sấy bên trong máy sấy, sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn khô. Ngoài ra, bạn đừng quên lau luôn cả các lỗ thoáng khí nhỏ bên trong máy được sử dụng cho chức năng giảm nếp nhăn trên quần áo nhé.

Một số lưu ý khi vệ sinh máy sấy quần áo

Một số lưu ý khi vệ sinh máy sấy quần áo

  • Nếu trước đó bạn có sử dụng máy thì cần mở cửa và nắp bình ngưng (với gia đình sử dụng máy sấy quần áo ngưng tụ), để máy được nguội hoàn toàn rồi mới vệ sinh.
  • Luôn lưu ý ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy sấy.
  • Chú ý vệ sinh kĩ bộ phận lưới lọc và lỗ thông hơi vì đây là hai khu vực chính tích tụ sợi vải vụn.
  • Trong quá trình vệ sinh ống thông hơi mà bạn thấy ống có dấu hiệu nứt, hư hỏng thì nên gọi thợ có chuyên môn đến kiểm tra kỹ và thay mới bộ phận này nếu cần.

2. Cách vệ sinh tủ sấy quần áo

Bên cạnh máy sấy quần áo thì tủ sấy quần áo cũng là thiết bị sấy khô được nhiều gia đình sử dụng. Loại tủ này thường có tính cơ động cao hơn, giá rẻ hơn so với máy sấy quần áo nên hay được các gia đình sử dụng để tiết kiệm chi phí hoặc để chuyên sấy quần áo cho trẻ nhỏ. Cách vệ sinh tủ sấy quần áo đơn giản hơn máy sấy quần áo khá nhiều:

Tủ sấy quần áo

Bước 1: Tháo khung tủ sấy

Bạn tháo rời và tách riêng từng bộ phận của tủ sấy quần áo ra. Với phần khung tủ, bạn cũng tháo rời hết các thanh kim loại, dùng khăn mềm ẩm lau sạch bụi bẩn bám trên các thanh kim loại đó. Nếu các thanh bị bám bẩn khó lau chùi, các bạn có thể sử dụng thêm 1 chút dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch, tránh để khung bị hoen gỉ.

Bước 2: Giặt phần vải dù bao quanh tủ sấy

Phần vải dù bao quanh tủ sấy sau một thời gian sử dụng có thể bị bám bụi, bám bẩn nên bạn cần tháo ra và làm sạch thật cẩn thận. Vải dù khá dễ vệ sinh nên bạn có thể đem đi giặt hoặc vò sơ với xà phòng loãng rồi đem phơi khô nơi râm mát để sử dụng trong lần tiếp theo.

Bước 3: Lắp lại và sử dụng

Sau khi vệ sinh xong phần khung và vải bọc tủ sấy, bạn tiến hành lắp đặt tủ sấy quần áo lại như cũ để sử dụng bình thường.

Qua bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy sấy quần áo và tủ sấy quần áo, những thiết bị làm khô quần áo thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Hãy thử thực hiện ngay với thiết bị của gia đình mình nhé!

 

Gửi bình luận của bạn:

Thông tin chung

Văn phòng chính tại Hà Nội

Tầng 2, tòa nhà ACCI, số 210 P. Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 0985.179.867- 0975.749.404 8:00 AM - 21:00 PM

Kho tại Hà Nội

Bùi Xương Trạch, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội 0985.179.867- 0975.749.404 8:00 AM - 21:00 PM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: