-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Máy sấy quần áo có mùi hôi? Nguyên nhân và cách khử mùi hôi hiệu quả
13/08/2023 Đăng bởi: Nguyễn Thùy LinhSau thời gian sử dụng, máy sấy quần áo dễ xuất hiện mùi hôi bên trong lồng sấy và lây lan đến quần áo, ảnh hưởng không tốt nhu cầu sử dụng. Để khắc phục máy sấy quần áo có mùi hôi, mời bạn tham khảo nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân máy sấy quần áo có mùi hôi
Máy sấy quần áo không được sử dụng trong thời gian dài
Ở Việt Nam, người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng máy sấy quần áo thường xuyên. Đa số người dùng chỉ sử dụng máy vào những lúc trời mưa, ẩm ướt hoặc quá lạnh.
Đối với thời tiết nóng, hanh khô thì việc sử dụng máy sấy quần áo rất hạn chế. Chính vì thói quen sử dụng này, lâu ngày đã làm máy xuất hiện mùi hôi khi sử dụng lại.
Máy sấy quần áo không được sử dụng trong thời gian dài dễ xuất hiện mùi hôi
Do nước thải trong đường ống
Máy sấy quần áo hay máy giặt sấy đều có đường ống thoát nước thải riêng. Khi nước thải trong ống không được thoát hết mà vẫn còn giữ lại trong ống dẫn do vị trí đặt đường ống, lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu.
Nước thải trong đường ống còn bị giữ lại, không thoát hết hoàn toàn
Lồng sấy bị mốc
Nguyên nhân phổ biến nhất là lồng sấy bị mốc, do sau khi sử dụng người dùng thường không vệ sinh sạch bên trong máy sấy.
Bên cạnh đó nhiều người có thói quen đóng chặt cửa máy sấy để tránh sự nghịch ngợm của trẻ con hay côn trùng bò vào, vô tình thói quen này tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi, phát triển và gây mùi hôi.
Nguyên nhân máy sấy quần áo có mùi hôi là do lồng sấy bị mốc
Bụi và mảnh vụn tích tụ
Trong quá trình sử dụng, bụi vải hoặc các mảnh vụn tích tụ vào trong lồng sấy nhưng máy không được vệ sinh thường xuyên. Từ đó đã dẫn đến tình trạng máy sấy quần áo xuất hiện mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến nhu cầu sử dụng.
Bụi và mảnh vụn tích tụ bên trong lồng sấy khiến máy xuất hiện mùi hôi
Đồ quần áo chứa dầu mỡ hoặc hóa chất
Sau quá trình giặt giũ, bạn chưa loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ, cặn bẩn hoặc hóa chất còn tồn đọng trên áo quần mà đã cho chúng vào máy sấy khô. Do đó, những tác nhân này có thể đã làm cho máy sấy nhà bạn có mùi khó chịu.
Đồ quần áo chứa dầu mỡ hoặc hóa chất nên đã bám vào lồng sấy, lâu ngày dễ xuất hiện mùi hôi
Máy sấy bị ẩm
Môi trường ẩm ướt bên trong máy sấy là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Nếu bạn không vệ sinh kỹ và thường xuyên thì mùi hôi sẽ xuất hiện, làm quần áo ám mùi khó chịu sau khi sấy khô.
Đối với gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi hay làn da nhạy cảm thì nguyên nhân này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, hệ hô hấp và làn da. Người dùng dễ dẫn đến các tình trạng như: hắt hơi, sổ mũi, khó thở, da nổi mẩn đỏ,...
Máy sấy quần áo bị ẩm là điều kiện tốt để vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi xuất hiện
2. Cách khử mùi hôi trên máy sấy quần áo
Lau chùi máy sấy thường xuyên
Bạn nên vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên, định kỳ khoảng 2 - 4 tháng/lần, tùy vào tần suất sử dụng nhiều hay ít. Bạn nên lau chùi tỉ mỉ cả bên ngoài và bên trong máy để giữ máy luôn sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Bạn có thể sử dụng giấm, baking soda hoặc thuốc tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bên trong lồng sấy. Vệ sinh máy thường xuyên không chỉ loại bỏ mùi hôi bên trong lồng sấy mà còn đảm bảo máy hoạt động ổn định, bền bỉ, hiệu quả và nâng cao tuổi thọ động cơ.
Lau chùi máy sấy quần áo thường xuyên để tránh mùi hôi và tăng tuổi thọ máy
Đảm bảo máy sấy được thông thoáng và khô ráo sau mỗi lần sử dụng
Sau khi sử dụng máy sấy áo quần, bạn cần đảm bảo máy đã được thông thoáng và khô ráo hoàn toàn. Bạn nên mở cửa máy và sử dụng khăn khô lau sạch lồng sấy, tránh để máy ẩm ướt bởi đó là điều kiện tốt để mùi hôi, nấm mốc và vi khuẩn xuất hiện gây hại sức khỏe.
Mở cửa máy hoặc dùng khăn khô lau sạch lồng sấy để giữ lồng sấy luôn khô thoáng
Giặt sạch quần áo trước khi sấy
Trước khi cho áo quần vào máy sấy, bạn cần đảm bảo quần áo đã được giặt sạch tối ưu bằng máy giặt hoặc giặt tay, quần áo không còn chứa dầu mỡ hoặc hóa chất. Bạn hãy vắt khô ráo hết nước trên áo quần, tránh tình trạng nhỏ giọt.
Giặt sạch quần áo trước khi sấy là cách giúp quần áo được sấy khô nhanh chóng, lồng sấy không xuất hiện mùi hôi, tiết kiệm năng lượng điện, bảo vệ động cơ không bị chập điện và tăng độ bền thiết bị.
Trước khi sấy, bạn nên giặt sạch quần áo thật kỹ
Vệ sinh đường ống nước thải
Khi biết máy sấy quần áo có mùi do đường ống nước thải, bạn cần tháo ống ra để vệ sinh. Bạn có thể dùng nước giặt hay chất tẩy rửa để làm sạch bên trong lẫn ngoài đường ống.
Khi đã làm sạch, bạn cần chú ý lắp đường ống đúng vị trí, lắp ống thẳng, không bị xoắn và máy phải cao hơn đường ống để nước thải không bị chảy ngược.
Chú ý lắp đường ống đúng vị trí, lắp ống thẳng và không bị xoắn
Vệ sinh lồng sấy
Để xử lý mùi máy sấy quần áo do lồng sấy bị mốc, bước đầu tiên bạn cần làm là ngắt kết nối với nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Tiếp đến, pha ít nước giặt với khoảng 2 lít nước rồi cho từ từ vào quanh lồng giặt. Tiến hành giặt khoảng 30 - 45 phút sau đó bật chế độ sấy nhẹ để máy tự tẩy sạch lồng giặt. Bạn có thể sử dụng chanh hoặc giấm để thay thế nước giặt với cách làm tương tự.
Vệ sinh lồng sấy bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, chanh hoặc giấm
Liên hệ với trung tâm sửa chữa
Nếu bạn đã thử dùng các cách trên nhưng máy sấy quần áo vẫn có mùi hôi thì hãy liên hệ đến trung tâm sửa chữa để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Đồng thời, máy sấy quần áo còn được nhân viên kiểm tra tỉ mỉ, kỹ càng để đảm bảo rằng nó đang hoạt động đúng cách.
Liên hệ với trung tâm sửa chữa để được khắc phục lỗi tốt nhất