Máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô? Có cần vắt trước khi sấy không?

05/08/2023 Đăng bởi: Nguyễn Thùy Linh

Máy sấy quần áo là vật dụng rất cần thiết trong những ngày thời tiết nồm ẩm để giúp quần áo khô nhanh, không có mùi khó chịu. Tuy nhiên, máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô? Cùng Điện Máy TA giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô?

Thời gian sấy quần áo của máy sấy phụ thuộc vào loại quần áo cần sấy, khối lượng quần áo, nhiệt độ sấy, chế độ sấy, độ ướt của quần áo trước khi sấy... Dưới đây là thời gian sấy cho 1 số chất liệu vải bạn có thể tham khảo:

Thời gian sấy cho vải cotton và vải màu

Chế độ sấy Thời gian sấy (phút)
Sấy siêu khô 124
Sấy khô để cất giữ 116
Sấy để là 90

Thời gian sấy cho vải làm từ sợi tổng hợp

Chế độ sấy Thời gian sấy (phút)
Sấy khô để cất giữ 45
Sấy để là 35

Thời gian sấy cho 1 số loại quần áo khác

Chế độ sấy Thời gian sấy (phút)
Sấy nhanh áo sơ mi 15
Quần áo thể thao 92
Quần jean 80
Vải dễ hỏng 40
Bảo vệ trẻ em 65

Thời gian sấy quần áo thực tế của máy sấy quần áo

Trên thực tế, bạn cần phân loại quần áo ra trước khi cho vào máy sấy. Nhưng thường người sử dụng hay bỏ chung quần áo vào sấy chung 1 mẻ. Chính bởi vậy, thời gian sấy trên chỉ là tham khảo. Trong thực tế, thời gian cho 1 mẻ sấy thường dao động từ 60 - 90 phút, tùy vào từng loại quần áo. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sấy riêng áo sơ mi thì thời gian sấy sẽ khá nhanh, chỉ mấy khoảng 20 - 30 phút là có thể mặc ngay.

Tùy vào từng nhà sản xuất, sẽ đưa ra thời gian sấy hợp lý và tương ứng cho loại máy sấy quần áo của mình. Các chị em có thể tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng của máy sấy khi mua về.

2. Có cần vắt quần áo trước khi sấy không?

Vắt khô quần áo trước khi cho vào máy sấy giúp cho thời gian sấy nhanh hơn, sấy hiệu quả hơn và tiết kiệm điện năng hơn cho gia chủ. Sau khi được giặt sạch, bạn hãy đảm bảo quần áo được vắt kiệt nước, sau đó mới cho quần áo vào máy sấy để bắt đầu chu trình sấy.

Ngoài ra, để có được hiệu quả sấy tối ưu nhất, các chị em cần phải lưu ý 1 số điều sau đây khi sử dụng máy sấy quần áo.

Có cần vắt quần áo trước khi sấy không?

3. Kinh nghiệm sử dụng máy sấy quần áo

  • Chỉ cho quần áo đã được giặt sạch và vắt khô vào máy sấy. Quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, gây tiêu tốn điện năng.
  • Hãy giũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy. Việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô. 
  • Bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, thường khoảng 2/3 lồng máy, không nên chỉ sấy ít một sẽ rất lãng phí điện năng. 
    Tuy nhiên, cũng không được để máy sấy bị quá tải, nhét đầy lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng. Hơn nữa, quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh hơn và giảm nhăn.

 

  • Sử dụng giấy thơm ủ sấy quần áo (Dryer sheet/Fabric softener sheet), cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10 - 12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo. Nếu không, lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.
  • Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 - 60 - 120 - 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải.
  • Nếu lựa chọn thời gian sấy thì khi hết thời gian, máy sấy sẽ dừng hoạt động, không cần biết quần áo đã khô hay chưa.
  • Đừng cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo. Điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô.
  • Luôn đóng cửa của máy sấy trong suốt quá trình sấy. Mỗi khi mở cửa không khí nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành chu trình sấy.
  • Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, bạn nên sấy ở chế độ thấp. 
  • Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, giũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn.
  • Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn, khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.
  • Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy cùng với một tờ giấy thơm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi.
  • Lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn... Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim... bởi những vật này có thể làm hư hỏng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.
  • Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc máy sấy quần áo bao lâu thì khô cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm hay để sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả nhất. Đừng quên ghé Điện Máy TA thường xuyên để xem thêm nhiều kiến thức về máy sấy quần áo hữu ích khác nhé!

Gửi bình luận của bạn:

Thông tin chung

Văn phòng chính tại Hà Nội

Tầng 2, tòa nhà ACCI, số 210 P. Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 0985.179.867- 0975.749.404 8:00 AM - 21:00 PM

Kho tại Hà Nội

Bùi Xương Trạch, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội 0985.179.867- 0975.749.404 8:00 AM - 21:00 PM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: