-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô hoàn toàn?
19/08/2023 Đăng bởi: Nguyễn Thùy LinhMáy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô hoàn toàn là thắc mắc của nhiều người đang có ý định mua thiết bị này. Hãy cùng Điện Máy TA giải đáp câu hỏi này ở bài viết dưới đây nhé.
1. Máy Sấy Quần Áo Là Gì? Công Dụng Của Máy Sấy Quần Áo
Máy sấy quần áo là gì?
Máy sấy quần áo là loại máy có thiết kế giống như máy giặt lồng ngang và có chức năng sấy khô áo quần, chăn màn,… nhanh chóng mà không phải mất công phơi hàng giờ dưới ánh nắng mặt trời.
Công dụng của máy sấy quần áo
- Quần áo nhanh chóng được sấy khô, người dùng không phải mất công lấy quần áo ra từ máy giặt đem đi phơi, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Quần áo luôn được sạch sẽ, khô ráo và thơm tho ngay cả khi thời tiết xấu, mưa, nồm ẩm kéo dài.
- Máy sấy quần áo giúp diệt khuẩn và nấm mốc hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
- Là giải pháp hữu hiệu cho những gia đình không có không gian phơi đồ.
- Bảo vệ quần áo luôn được bền màu như mới, không bị phai màu như khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Một số mẫu máy sấy còn được trang bị chức năng là ủi, giảm nhăn nhúm, giúp tiết kiệm thời gian là áo quần.
2. Máy Sấy Quần Áo Sấy Bao Lâu Thì Khô?
Máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khối lượng quần áo, chất liệu vải quần áo, chế độ sấy, nhiệt độ sấy, độ ướt của quần áo trước khi sấy,…
Bạn có thể tham khảo thời gian sấy của một số chất liệu vải thông dụng sau:
Thời gian sấy của quần áo làm từ sợi tổng hợp
Chế độ sấy |
Thời gian sấy (phút) |
Sấy khô để cất giữ |
45 |
Sấy để là |
35 |
Thời gian sấy của vải cotton và vải màu
Chế độ sấy |
Thời gian sấy (phút) |
Sấy siêu khô |
124 |
Sấy khô để cất giữ |
116 |
Sấy để là |
90 |
Thời gian sấy của một số loại quần áo khác
Chế độ sấy |
Thời gian sấy (phút) |
Sấy nhanh áo sơ mi |
15 |
Vải dễ hỏng |
40 |
Quần jean |
80 |
Bảo vệ trẻ em |
65 |
Quần áo thể thao |
92 |
3. Những Lưu Ý Cần Biết Khi Sử Dụng Máy Sấy Quần Áo
Để đạt được hiệu quả sấy tối ưu, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho máy sấy quần áo, bạn cần phải lưu ý những điều sau khi sử dụng thiết bị này:
Đảm bảo quần áo đã được vắt khô trước khi cho vào máy sấy
Quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, gây tiêu hao nhiều điện năng. Không những thế, nếu quần áo bị nhỏ nước còn khiến xảy ra nguy cơ bị chập điện, thiết bị nhanh xuống cấp, hỏng hóc.
Phân loại, kiểm tra quần áo trước khi sấy
Bạn nên phân loại quần áo theo chất liệu để đạt được hiệu quả sấy tối ưu cũng như tiết kiệm điện năng. Đồng thời, bạn cần kiểm tra kỹ ở các túi của áo, quần xem còn sót lại những vật dụng như vật nhọn, đinh, kim, kẹp bút, đồ cá nhân, kẹo cao su,… không. Vì những đồ vật này có thể làm hỏng máy nếu chúng rơi ra trong quá trình sấy.
Ngoài ra, có những loại vải không thể sấy được vì có thể làm hỏng quần áo, do đó việc phân loại quần áo trước khi sấy rất quan trọng. Và với những quần áo có chi tiết kim loại khi cho vào máy sấy có thể bị mắc kẹt trong lồng sấy.
Chọn chế độ sấy phù hợp với các chất liệu vải
Sau khi phân loại quần áo xong thì bạn cần chọn chế độ sấy sao cho phù hợp với từng chất liệu vải để tăng độ bền cho quần áo cũng như thiết bị.
Thông thường, các máy sấy quần áo sẽ có 3 chế độ sấy cơ bản như sau: sấy khô tự động, sấy khô quần áo có chất liệu mỏng và sấy khô quần áo có chất liệu vải tổng hợp.
Một số model máy sấy còn được trang bị chế độ sấy nhanh, làm mới hay sấy khô phù hợp với từng chất liệu vải của quần áo: vải cotton, jeans, vải mỏng, khăn tắm,…
Cho số lượng quần áo vừa phải vào máy sấy
Bạn không nên cho quá nhiều quần áo vào máy sấy mà cần cho vào đúng khối lượng sấy mà nhà sản xuất quy định. Bởi nếu bị quá tải, máy sấy sẽ dễ xảy ra hỏng hóc, giảm độ bền, hơn nữa, quần áo cũng sẽ không thể khô theo ý muốn.
Ngược lại, nếu cho vào quá ít quần áo thì sẽ rất lãng phí điện năng. Tốt nhất, bạn nên cho vào khoảng 2/3 lồng sấy để đạt hiệu quả sấy tốt nhất.
Chọn thời gian sấy phù hợp
Người dùng nên điều chỉnh thời gian sấy sao cho phù hợp với chất liệu vải và số lượng quần áo cần sấy. Bởi nếu sấy quá lâu, không chỉ gây tốn kém điện năng mà còn có thể khiến quần áo bị biến dạng, nhăn nhúm do hơi ẩm giảm quá nhiều.
Chỉnh nhiệt độ sấy phù hợp
Tương tự, bạn cũng cần chỉnh nhiệt độ sấy phù hợp với số lượng và chất lượng quần áo để tránh làm quần áo bị mất phom, nhanh hỏng.
Ví dụ, đối với quần áo có chất liệu vải từ sợi tổng hợp thì sẽ phù hợp với nhiệt độ sấy trung bình; nhiệt độ sấy thấp với chất liệu vải lông mềm, cotton, đồ lụa, đồ lót,.. Còn với đồ vải jeans, len, khăn tắm,… bạn cần cài đặt nhiệt độ sấy cao để làm khô nhanh chóng, hiệu quả.
Không cho thêm quần áo ướt khi máy đang hoạt động
Việc làm này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô. Hơn nữa, việc mở cửa trong quá trình sấy sẽ khiến khí nóng bị thất thoát ra ngoài, khiến quá trình sấy mất nhiều thời gian hơn, tiêu tốn điện năng nhiều hơn.
Vệ sinh và bảo dưỡng máy sấy quần áo định kỳ
Tùy vào tần suất sử dụng mà bạn cần vệ sinh máy sấy quần áo theo định kỳ để đảm bảo máy hoạt động hiệu suất và bền bỉ. Thông thường, sau khoảng 3 – 4 tháng sử dụng, người dùng cần vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị 1 lần.
Trên đây là bài viết giải đáp máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô cũng như một vài lưu ý quan trọng khi dùng máy sấy để tăng độ bền cho thiết bị và bảo vệ áo quần. Hy vọng những thông tin mà Điện Máy TA chia sẻ sẽ hữu ích đến bạn.