Nhãn năng lượng trên tủ lạnh là gì? Những thông tin mà bạn nên biết

25/08/2023 Đăng bởi: thanh hương

Nhãn năng lượng trên tủ lạnh giúp bạn biết được các chỉ số, thông tin cơ bản, và khả năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị. Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin cần biết về nhãn năng lượng trên tủ lạnh nhé!

1.Nhãn năng lượng là gì?

Theo Luật Sử dụng năng lượng và hiệu quả, nhãn năng lượng trên các thiết bị máy móc nói chung, tủ lạnh nói riêng, là nhãn cung cấp các chỉ số về loại năng lượng sử dụng, mức năng lượng tiêu thụ và hiệu suất năng lượng của thiết bị.

Qua đó, người dùng có thể nhận biết được sản phẩm có khả năng tiết kiệm năng lượng hay không để lựa chọn theo nhu cầu sử dụng. Trên tủ lạnh, nhãn này có hình dạng như một con tem có chứa các thông tin về chỉ số tiết kiệm năng lượng.

Theo quy định của Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP, nhãn năng lượng trên sản phẩm có 2 loại, bao gồm: nhãn năng lượng xác nhận và nhãn năng lượng so sánh.

Theo quy định của khoảng 7, 8 Điều 3, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010: "Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng." Luật này cũng nêu rõ: "Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì."

Tem nhãn năng lượng được dán trên tủ lạnh Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG cho biết chỉ số và khả năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị

Tem nhãn năng lượng được dán trên tủ lạnh Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG cho biết chỉ số và khả năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị

2.Tìm hiểu các thông tin có trên nhãn năng lượng tủ lạnh

  • Hãng sản xuất: Là thông tin về tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng, giúp người tiêu dùng nhận biết rõ thương hiệu của sản phẩm mình muốn mua. Chẳng hạn như tủ lạnh LGToshibaSharp,…
  • Xuất xứ: Là thông tin về nơi sản xuất ra tủ lạnh như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc,... Nhiều người tỏ ra e ngại khi mua sản phẩm của Trung Quốc, tuy nhiên, không phải sản phẩm nào có xuất xứ từ Trung Quốc cũng kém chất lượng. Trên thực tế, có một số ngành hàng được lắp ráp tại Trung Quốc nhưng vẫn giữ nguyên công nghệ tại nước phát triển ra nó như Mỹ, Nhật, Úc,... Thế nên, các sản phẩm này vẫn đảm bảo chất lượng mà giá thành lại rẻ.
  • Mã sản phẩm: Là tên, mã sản phẩm được dán nhãn. Ví dụ: GR-S25VPB.
  • Dung tích: Là số dung tích của tủ lạnh. Ví dụ: 226 lít.

Nhãn năng lượng cung cấp các chỉ số về hãng sản xuất, xuất xứ, mã sản phẩm, dung tích, điện năng tiêu thụ, hiệu suất năng lượng, số sao năng lượng của tủ lạnh Sharp Inverter 224 lít SJ-X251E-SL

Nhãn năng lượng cung cấp các chỉ số về hãng sản xuất, xuất xứ, mã sản phẩm, dung tích, điện năng tiêu thụ, hiệu suất năng lượng, số sao năng lượng của tủ lạnh Sharp Inverter 224 lít SJ-X251E-SL

  • Điện năng tiêu thụ: Là công suất tiêu thụ điện năng trong một năm của tủ được tính bằng kWh/năm. Ví dụ: 597 KWH/năm.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam: Là mã số tiêu chuẩn đăng kí nhãn tủ lạnh theo quy định của Việt Nam, bao gồm mã số và năm đăng kí dán nhãn. Ví dụ: TCVN 7828:2013.
  • Chỉ số HSNL (Hiệu suất năng lượng): Chỉ số hiệu suất năng lượng được tính bằng tỉ số giữa mức năng lượng đầu vào và mức năng lượng thực tế đầu ra. Chỉ số HSNL trên tủ lạnh càng cao thì tủ càng tiết kiệm điện.
  • Số chứng nhận: Là số chứng nhận đăng kí nhãn năng lượng của tủ lạnh. Ví dụ: 07130120.
  • Số sao trên nhãn năng lượng: Có 5 mức xếp hạng hiệu suất năng lượng trên tủ lạnh tương ứng với 5 sao trên nhãn năng lượng. Nhãn 5 sao là nhãn có hiệu suất năng lượng tốt nhất, tương ứng khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Nhãn năng lượng của tủ lạnh Samsung Inverter 406 lít RT42CG6584B1SV đạt chuẩn 5 sao, tương ứng khả năng tiết kiệm năng lượng tốt nhất

Nhãn năng lượng của tủ lạnh Samsung Inverter 406 lít RT42CG6584B1SV đạt chuẩn 5 sao, tương ứng khả năng tiết kiệm năng lượng tốt nhất

3.Ý nghĩa của việc dán nhãn năng lượng trên tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị hoạt động 24/24 giờ và tiêu thụ lượng lớn điện năng trong gia đình. Việc dán tem nhãn năng lượng trên tủ lạnh sẽ giúp người dùng nhận biết và tránh các sản phẩm kém chất lượng, hiệu suất năng lượng thấp, từ đó, lựa chọn những thiết bị chất lượng và ít tiêu thụ điện năng hơn.

Tem nhãn năng lượng dán trên tủ lạnh giúp người dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm có khả năng tiết kiệm năng lượng và tránh mua những thiết bị kém chất lượng

Tem nhãn năng lượng dán trên tủ lạnh giúp người dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm có khả năng tiết kiệm năng lượng và tránh mua những thiết bị kém chất lượng

4.Danh sách các hàng hoá có dán nhãn năng lượng

Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg, việc dán nhãn năng lượng không phải là bắt buộc đối với mọi thiết bị điện và gia dụng, mà chỉ áp dụng đối với danh sách các hàng hóa dưới đây:

STT Tên hàng hóa Lộ trình việc thực hiện dán nhãn năng lượng Tiêu chuẩn hiệu suất TCVN tối thiểu áp dụng
Nhóm các thiết bị gia dụng
1 Đèn huỳnh quang ống thẳng Bắt buộc dán nhãn năng lượng kể từ ngày 25/04/2017. TCVN 8249:2013
2 Đèn huỳnh quang compact TCVN 7896:2015
3 Chấn lưu điện từ, điện từ cho đèn huỳnh quang

TCVN 8248:2013

TCVN 7897:2013

4 Máy lạnh TCVN 7830:2015
5 Tủ lạnh

TCVN 7828:2013

TCVN 7829:2013

6 Máy giặt (trong gia đình) TCVN 8526:2013
7 Nồi cơm điện TCVN 8252:2015
8 Quạt điện TCVN 7826:2015
9 Máy thu hình TCVN 9537:2012
10 Đèn LED
  • Trước ngày 31/12/2019: dán nhãn năng lượng tự nguyện.
  • Kể từ ngày 01/01/2020: dán nhãn năng lượng bắt buộc.

TCVN 11843:2017

TCVN 11844:2017

11 Bình đun nước nóng có dự trữ TCVN 7898:2009
Nhóm hàng hóa thiết bị văn phòng và thương mại
12 Tủ giữ lạnh thương mại Bắt buộc dán nhãn năng lượng. TCVN 10289:2014
13 Máy tính xách tay
  • Trước ngày 31/12/2019: dán nhãn năng lượng tự nguyện.
  • Kể từ ngày 01/01/2020: dán nhãn năng lượng bắt buộc.
TCVN 11848:2017
Nhóm hàng hóa thiết bị công nghiệp
14 Máy biến áp phân phối Bắt buộc dán nhãn năng lượng kể từ ngày 25/04/2017. TCVN 8525:2010
15 Động cơ điện

TCVN 7540-1:2013

TCVN 7540-2:2013

Nhóm hàng hóa phương tiện giao thông vận tải
16 Xe ô tô con dưới 7 chỗ Bắt buộc dán nhãn năng lượng.  
17 Xe ô tô con 7 - 9 chỗ
  • Trước ngày 31/12/2018: dán nhãn năng lượng tự nguyện.
  • Kể từ ngày 01/01/2019: dán nhãn năng lượng bắt buộc.
 
18 Xe mô tô
  • Trước ngày 31/12/2019: dán nhãn năng lượng tự nguyện.
  • Kể từ ngày 01/01/2020: dán nhãn năng lượng bắt buộc.
 
19 Xe gắn máy  

Ngoài các ngành hàng kể trên, một số loại hàng hóa cũng được khuyến nghị dán nhãn năng lượng tự nguyện, bao gồm: máy photocopy (TCVN 9510:2012), màn hình máy tính (TCVN 9508:2012), máy in (TCVN 9509:2012),...

Tủ lạnh là một trong những ngành hàng bắt buộc dán nhãn năng lượng kể từ ngày 25/04/2017

Tủ lạnh là một trong những ngành hàng bắt buộc dán nhãn năng lượng kể từ ngày 25/04/2017

Mời bạn tham khảo một số mẫu tủ lạnh bán chạy nhất tại Điện Máy T&A

Thông tin chung

Văn phòng chính tại Hà Nội

Tầng 2, tòa nhà ACCI, số 210 P. Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội 0985.179.867- 0975.749.404 8:00 AM - 21:00 PM

Kho tại Hà Nội

Bùi Xương Trạch, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội 0985.179.867- 0975.749.404 8:00 AM - 21:00 PM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: